Hỗ trợ trực tuyến
Thống kê truy nhập

04 kỹ năng lái xe qua đèo dốc để các bác tài đều an toàn!

Một chiếc xe tải trọng nặng hoặc chạy ở tốc độ cao khi đi trên đường đèo bất ngờ gặp đám đông cản đường sẽ rất khó cho người điều khiển tránh được va chạm. Nó làm tăng nguy cơ mất an toàn, nhất là khi đang ở trên dốc. Chính vì vậy các lái xe cần phải chú ý cẩn thận khi lái xe trên đường đèo dốc.

Đường đèo dốc hiểm trở, liên tục cua và xuống dốc khiến tài xế luôn lo lắng và băn khoăn. Làm thế nào để tự tin lái xe trên đường đèo? Hãy cùng trang bị những kỹ năng lái xe ô tô an toàn trên đèo dốc.

Một chiếc xe tải trọng nặng hoặc chạy ở tốc độ cao khi đi trên đường đèo bất ngờ gặp đám đông cản đường sẽ rất khó cho người điều khiển tránh được va chạm. Nó làm tăng nguy cơ mất an toàn, nhất là khi đang ở trên dốc. Chính vì vậy các lái xe cần phải chú ý cẩn thận khi lái xe trên đường đèo dốc.

Kinh nghiệm lái ô tô an toàn trên đường đèo dốc:

1.      Tìm hiểu đường đi và kiểm tra phanh, lốp và các thiết bị trên xe cẩn thận

Trước mỗi chuyến đi cần phải tìm hiểu cung đường sẽ trải qua để chuẩn bị những điều cần thiết. Hệ thống phanh, lốp, đèn báo phải ổn định.

Nên sử dụng đèn chiếu sáng liên tục khi đang vận hành xe trên đèo, kể cả vào ban ngày. Trong điều kiện thời tiết có sương mù hay mưa phùn nên sử dụng đèn gầm. Nếu tầm nhìn hạn chế thì nên dán giấy nylon màu vàng/đỏ vào đèn giúp người khác nhìn thấy mình dễ hơn.

2.      Xử lý các tình huống trên xe cẩn thận và hiệu quả

Tình trạng đèo núi ở Việt Nam đều có những góc cua gấp nên nhiều tài xế gặp đường mới sẽ không thể nhìn được chướng ngại vật trước mặt. Chính vì vậy, ở những góc cua nên đi chậm kết hợp với bấm còi và nháy đèn pha để thông báo cho các phương tiện giao thông khác.

Sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt còn số cao quá dễ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo quy tắc "lên già - xuống non", khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về số sớm hơn so với khi điều khiển trên đường bằng.

Khi chạy xe ở những vùng dốc đèo nhiều người có xu hướng sử dụng phanh liên tục để hãm tốc độ nhưng đây là thói quen không tốt cho xe. Sử dụng phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng làm mất ma sát và làm giảm tác dụng của phanh. Để hãm tốc độ xe khi đi xuống đèo cần kết hợp số với phanh, tránh phanh gấp khi vào góc nghiêng.

3.      Đi đúng làn đường, đừng ôm vạch kẻ đường và chú ý khoảng cách giữa các xe

Điều khiển xe đi đúng làn đường của mình, tránh lấn làn xe khác, chỉ nên lấn làn khi vạch kẻ đường đứt đoạn. Hạn chế tối đa việc vượt xe cùng chiều khi lên đèo dốc. Trường hợp vượt xe trước thì phải quan tát kĩ, vượt dứt đoạn và nhanh trở lại phần đường của mình, không nên vượt vào lúc cua.

Không nên bám sát xe phía trước, giữ khoảng cách an. Khi leo đèo dốc, toàn đá hoặc bùn trơn nên kiếm dây thừng quấn vào bánh xe , làm tăng độ ma sát cho xe. Cố gắng tránh dừng xe ở những góc khuất. Nếu xe hỏng, thì phải có biện pháp cảnh báo cho các xe khác ở trước khúc cua.

Cần để ý trong mùa mưa lũ, nên chú ý quan sát các đoạn đường vách núi cao. Khi có hiện tượng nước màu đỏ gạch chảy qua đường, thì nên chú ý đoạn đường đó rất dễ bị sạt lở.

4.      Đi chậm chú ý quan sát đường

Chú ý từ xa những đá con rơi xuống từ vách núi, nếu các loại đá bụi này rơi từ vị trí càng cao càng nguy hiểm bởi đó là hiện tượng sạt lở, cây cối đổ…Cần phải đi thật chậm để quan sát và nếu thấy nguy hiểm quá thì cho xe quay đầu xe để giữ an toàn.

Hãy để những chuyến đi của bạn an toàn và tràn ngập niềm vui. Chủ động xử lý mọi tình huống gặp phải và tuyệt đối không sử dụng rượu bia trước và trong khi lái xe.

 

(ST)

Tin tức khác